Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Phân bón lá MT1, MT2

1 gr TM1 pha 2 lít nước = 33.3 M2_ 1gr TM2 pha 0.5 lít nước = 8.3 M2
Là chất kích thích điều hòa tăng trưởng nằm trong muc e của danh mục của bộ NNPTNT
1-Tan hoàn toàn trong nước.
2-Độ tinh khiết cao không chứa các hợp chất độc.
3-Hàm lượng amoniac & sulphat thấp.
4-Không chứa Clor.
5-Khả năng kết tinh dạng kim cương trong ure thấp dưới 0.25%-.035%.
6-Hàm lượng gốc muối thấp.
7-Dùng chung được với thuốc BVTV.
8-Kim loại vi dưỡng dạng chelate (phức chất)




Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Nước súc miệng thảo mộc - TM (từ bài thuốc đông y đặc trị viêm họng mãn tính)

Nước súc miệng thảo mộc - TM 
Đây là sản phẩm chữa viêm họng kỳ diệu
Số công bố: 417/13/CBMP-HN

Thành phần chính: Sao đen, đinh hương, huyền sâm, duối...
Công dụng: Viêm họng, viêm lợi, ngừa sâu răng, chảy máu răng..


Mạch môn

Mạch môn
Mạch môn - Ophiopogon japonicus (L.f) Ker- Gawl., thuộc họ Hoàng tinh - Convallariaceae.
Mô tả: Cây thảo sống dai nhờ thân rễ ngắn. Lá mọc chụm ở đất, dẹp, xốp làm 2 dãy. Hoa mọc thành chùm nằm trên một cánh hoa trần dài 10-20cm, Hoa nhỏ màu lơ sáng, có cuống ngắn, xếp 1-3 cái một ở nách các lá bắc màu trắng. Bao hoa 6 mảnh, rời hay dính ở gốc. Nhị 6, bao phấn mở dọc. Bầu 3 ô, một vòi nhuỵ với 3 đầu nhuỵ. Quả mọng màu tím, chứa 1-2 hạt.
Hoa tháng 5-8, quả tháng 7-9.  

Bộ phận dùng: Rễ (củ) - Ophiopogonis, thường gọi là Mạch đông.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ðông Á, được trồng làm bờ các bồn hoa ở nơi mát và có bóng râm. Trồng bằng gốc có rễ vào mùa xuân. Thu hái rễ vào mùa thu. Ðào rễ củ già, rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ nhỏ ở hai đầu củ. Củ nhỏ để nguyên, củ to có thể bổ đôi theo chiều dọc, rồi phơi hay sấy nhẹ đến khô. Khi dùng, ủ mềm, bỏ lõi. Củ thường có hình thoi dài 1-4cm, màu vàng.
Thành phần hoá học: Củ chứa ophipogonin A, B, B', C, C', D, D'; ophiopogonone A, B. Trong củ còn có chất nhầy, đường glucose.
Tính vị, tác dụng: Mạch môn có vị ngọt, hơi đắng, tính hơi lạnh; có tác dụng dưỡng âm sinh tán, nhuận phế thanh hoả, trừ phiền nhiệt, chỉ khái huyết.
Cụ Việt Cúc viết về cây này như sau: Mạch môn. Dây tóc tiên, Lan tròn, Hẹ riềng. Nhuận phế, chỉ khái, sinh tân chỉ khát, nhuận trường thông tiện, thanh tâm trừ phiền.
Mạch môn ngọt lạt loại hàn lương Khu phong tiêu ứ lại thông kinh
Huyết hành đau nhức tê rần khỏi Giải nọc độc ban mọc khắp mình
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Mạch môn là cây thuốc thông dụng trong nhân dân làm thuốc bổ phổi, trị ho, ho lao, về chiều nóng âm ỉ, sốt cao, tâm phiền khát nước, lợi tiêu hoá, trị táo bón, lợi sữa cho đàn bà đẻ nuôi con. Còn dùng làm thuốc cầm máu chữa thổ huyết, ho ra máu, chảy máu cam.
Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với Rẻ quạt, lá hẹ, hoa Ðu đủ đực, Húng chanh để trị ho.

Kiêng kị: Người tỳ vị hư yếu, ăn uống chậm tiêu, ỉa chảy không dùng.

THĂNG MA

THĂNG MA
(Rhizoma Cimicifugae)
Dùng làm thuốc thân rễ khô của cây Thăng ma ( Cimicifuga Foetida L.).
Vị cay ngọt, tinh hơi hàn, hơi đắng. Qui kinh Phế, Đại tràng, Tỳ Vị.
Thành phần chủ yếu:
Có chất đắng là Cimitin, có chứa một ít ancaloit, salicylic acid, sebum acidum.
Tác dụng dược lý:
A.Theo y học cổ truyền, thuốc có tác dụng: giải cảm thấu chẩn, thăng dương giải độc. Thăng dương tức thăng đề trung khí có tác dụng như kích thích hưng phấn cơ trơn. Trên lâm sàng phát hiện thuốc có tác dụng giảm đau.
B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:
1.Nước chiết xuất Thăng ma có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm, chống co giật, giải độc.
2.Ức chế tim: làm chậm nhịp, làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, ức chế ruột và tử cung cô lập có thai nhưng hưng phấn bàng quang và tử cung không có thai.
3.Thuốc có tác dụng vi khuẩn lao và một số bệnh nấm ngoài da.
Ứng dụng lâm sàng:
1.Chữa bệnh sởi lúc mới mọc: có tác dụng giải độc làm sởi mọc nhanh.Thường dùng bài:
  • Thăng ma cát căn thang:( Tiểu nhi phương luận) Thăng ma 6 -10g, Cát căn 8 - 16g, Thược dược 8 - 12g, Chích thảo 2 - 4g sắc nước uống.
2.Chữa chứng sa tạng phủ: như sa tử cung, sa dạ dày, sa trực tràng . hoặc tiêu chảy kéo dài do trung khí hư nhược, thường dùng kết hợp với các thuốc bổ khí khác như bài Bổ trung ích khí.
3.Chữa chứng đau thần kinh: đầu mặt, đau răng, dùng kết hợp với Cát căn, Thạch cao, Hoàng liên, trị đau họng kết hợp với Huyền sâm, Cát cánh, Ngưu bàng tử.
Liều lượng thường dùng: 4 - 8g.

Chú ý lúc dùng thuốc: Không nên dùng lượng nhiều vì thuốc kích thích dễ gây nôn, liều cao gây đau đầu chóng mặt. Không dùng đối với trẻ em sởi kèm suyễn tức khó thở.

Cát cánh


Cát cánh - Platycodon grandiflorum (Jacq) A. DC, thuộc họ Hoa chuông - Campanulaceae.
Mô tả: Cây thảo sống lâu năm cao 50-80cm. Rễ phình thành củ nạc, đôi khi phân nhánh, vỏ màu vàng nhạt. Lá gần như không có cuống, các lá phía dưới mọc đối hoặc mọc vòng 3-4 lá, các lá phía trên nhỏ, có khi mọc so le; phiến lá hình trứng, mép có răng cưa to, dài 2,5-6cm, rộng 1-2,5cm. Hoa mọc đơn độc hoặc tạo thành bông thưa ở nách lá hay gần ngọn; đài hình chuông dài 1cm, màu lục; tràng hình chuông, màu lam tím hay trắng. Quả nang, hình trứng, nằm trong đài tồn tại; hạt nhỏ, hình bầu dục, màu nâu đen.
Mùa hoa tháng 7-9, quả tháng 8-10.  

Bộ phận dùng: Rễ, củ - Radix Platycodi; thường gọi là Cát cánh.
Nơi sống và thu hái: Cây của miền ôn đới Bắc: Nga, Trung Quốc, Triều Tiên. Được trồng nhiều ở Trung Quốc. Ta di thực vào trồng ở vùng cao như ở Lào Cai (Sapa, Bắc Hà) và Vĩnh Phú (Tam Đảo). Gần đây, cũng được trồng ở một số nơi thuộc đồng bằng Bắc bộ (Thái Bình...). Cây mọc khoẻ và thích nghi với khí hậu và đất đai của nước ta. Ở đồng bằng có thể gieo trồng vào tháng 10-11, ở miền núi vào tháng 2-3. Nếu gieo vào đất quá khô hay đất quá ướt bị nén chặt thì hạt lâu mọc. Cây trồng ở vùng cao hai năm đã cho thu hoạch, còn trồng ở đồng bằng thì sau một năm đã có thể thu hoạch được. Vào mùa đông khi cây tàn lụi hay sau khi thu quả để làm giống thì chọn ngày nắng ráo, dùng cuốc đào lấy rễ củ, sau khi đã cắt bỏ thân lá, rễ con, rửa sạch đất cát, ngâm vào nước rồi lấy ra dùng dao tre nứa cạo bỏ lớp vỏ ngoài, mang phơi hay sấy khô. Có thể xông lưu huỳnh. Thông thường người ta hay dùng sống nhưng có thể tẩm mật sao qua. Nếu dùng làm hoàn tán thì thái lát sao qua rồi tán bột mịn. Cần bảo quản nơi khô ráo, tránh mốc mọt.
Thành phần hóa học: Trong rễ Cát cánh có các saponin platicodon A, C, D, D2 polygalacin D, D2. Còn có một chất tương tự Inulin.
Tính vị, tác dụng: Vị hơi ngọt, sau đắng, tính bình, có tác dụng thông khí ở phổi, tiêu đờm, làm cho mủ độc vỡ ra ngoài. Người ta đã chứng minh được rằng các saponin của Cát cánh có tác dụng tiêu đờm, phá huyết làm tan máu. Rễ Cát cánh có tác dụng như giảm đau, làm trấn tĩnh, hạ nhiệt, giảm ho và khử đờm. Đồng thời, nó có tác dụng làm dãn các mạch máu nhỏ, làm hạ đường huyết, chống loét và chống viêm.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Cát cánh dùng chữa ho có đờm hôi tanh, ho ra máu, viêm đau họng, khản tiếng, hen suyễn, tức ngực, khó thở, nhọt ở phổi, kiết lỵ. Ngày dùng 4-20g, dạng thuốc sắc. Người ta còn dùng Cát cánh chữa mụn nhọt và chế thuốc mỡ dùng ngoài để chữa một số bệnh ngoài da.
Đơn thuốc:
1. Ngoại cảm, ho mất tiếng: Cát cánh, Bạc hà, Mộc thông, Bươm bướm, Chiêu liêu, mỗi vị bằng nhau, 6g sắc uống (Bách gia trân tàng).
2. Ho nhổ ra mủ và nước rãi hôi thối, lồng ngực căng tức: Cát cánh, Cam thảo, Chỉ xác, mỗi vị 4-6g sắc uống.
3. Chữa ho, tiêu đờm: Cát cánh 4 g, Cam thảo 8g, nước 250ml, sắc còn 150ml, chia làm ba lần uống trong ngày.
4. Cam răng, miệng hôi: Cát cánh, Hồi hương, mỗi vị 4g tán bột nhỏ, bôi.
5. Bệnh ngoài da: Cát cánh 6g, Cam thảo 4g, Gừng 2g, Táo ta (quả) 5g, nước 600ml, sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Ghi chú: trường hợp phổi nóng khô háo không nên dùng Cát cánh. Nếu sắc uống phần đầu của rễ củ, nơi giáp với thân cây thì dễ bị nôn.

HUYỀN SÂM



Tác giả : GS. ĐỖ TẤT LỢI

Hỏi: Tôi có người bạn cho một gói rễ khô cây huyền sâm để nấu nước uống trị chứng viêm họng. Xin bác sĩ cho biết vì sao gọi cây là huyền sâm? Dùng điều trị viêm họng như tôi đã trình bày như vậy có đúng không?


(Nguyễn Trần Th. - Lâm Đồng)

Trả lời: Còn gọi là hắc sâm, nguyên sâm.

Tên khoa học: Scrophalaria buergerana Miq.

Thuộc họ Hoa mõm chó Scrophulariaceace.

Huyền sâm (Radix Scrophulariae) là rễ phơi hay sấy khô của cây bắc huyền sâm Scrophularia bucrgeriana Miq. Có tài liệu nói là Scrophularia oldhami Olv hoặc rễ cây huyền sâm Scrophularia ningpoensis Hermsl.

Tên huyền sâm vì vị thuốc giống sâm và có màu đen (huyền là đen).

Mô tả cây

Cây bắc huyền sâm là một loại cỏ cao 1,5-2m. Thân vuông, màu xanh có rãnh dọc, 4 góc hơi phồng lồi ra. Lá hình trứng, đầu nhọn, mọc đối chữ thập. Hoa mọc thành chùm với cuống ngắn trông như bông ở đầu ngọn hoặc đầu cành.

Cây huyền sâm Scrophularia ningpoensis khác cây bắc huyền sâm ở chỗ hoa mọc thành tán, màu tím.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mới di thực vào nước ta. Nay phát triển ở nhiều nơi. Trước kia nhập của Trung Quốc.

Trồng bằng hạt vào mùa xuân, mỗi hecta cần chừng 1,5kg hạt giống. Thu hoạch rễ vào tháng 10-11. Mỗi hecta cho chừng 5 tấn rễ tươi.

Rễ đào về, cắt bỏ đầu, rễ con, rửa sạch đất, phơi nắng. Tối giữ ấm cho rễ; sau một thời gian, màu rễ sẽ sẫm lại. Sau đó phơi cho thật khô.

Tác dụng dược lý

Năm 1936, hai tác giả Kinh Lợi Bân và Thạch Nguyên Cao có chế cao lỏng huyền sâm (rượu) rồi nghiên cứu tác dụng trên tim, huyết quản, huyết áp, hô hấp, huyết đường và giảm sốt đối với động vật, thu được những kết quả sau đây:

1. Tác dụng trên tim

Pha cao lỏng huyền sâm với nước Locke Ringer rồi cho tác dụng trên tim ếch cô lập với nồng độ thấp (0,01-0,02%) thấy sức bóp của tim mạnh lên, với nồng độ trung bình (0,1%) thấy lực của tim yếu đi, nhịp đập trở nên chậm, với nồng độ cao (10%) làm cho tim ngừng đập.

2. Tác dụng lên mạch máu

Huyền sâm gây giãn mạch. Dùng cao lỏng huyền sâm tiêm vào tĩnh mạch thỏ gây mê, nhận xét thấy nếu dùng liều nhỏ (1-4ml), huyết áp hơi tăng, sau hạ xuống và cuối cùng trở lại bình thường; liều lớn (10ml) làm cho huyết áp tạm thời hơi hạ thấp, biên độ hô hấp tăng mạnh.

3. Tác dụng giảm sốt

Gây sốt cho thỏ bằng tiêm colibacille, sau đó tiêm dưới da dung dịch huyền sâm (5ml/kg thể trọng) không thấy tác dụng hạ sốt.

4. Tác dụng trên lượng huyết đường

Định lượng huyết đường của thỏ bằng phương pháp Denigea, sau tiêm dung dịch huyền sâm vào dưới da (5ml/kg thể trọng), sau đó cách mỗi giờ định lượng đường trong máu một lần, làm như vậy 5 lần. Thí nghiệm trên 4 con thỏ tiêm huyền sâm, thấy lượng đường trong máu bình thường là 15mg/100ml máu.

5. Tác dụng kháng sinh

Theo Trịnh Vũ Phi (Trung Hoa y học tạp chí, 1952), huyền sâm có tác dụng kháng sinh đối với nhiều loại vi trùng bệnh ngoài da.

Công dụng và liều dùng

Huyền sâm được dùng làm thuốc mạnh tim. Giảm sốt, chống viêm trong các bệnh viêm cổ họng, viêm amiđan, lở loét trong miệng.

Liều dùng 10-12g dưới dạng thuốc sắc.

Theo tài liệu cổ, huyền sâm vị đắng, mặn, tính hơi hàn, vào 2 kinh phế và thận. Có tác dụng tư âm, giáng hỏa, trừ phiền, chỉ khát, giải độc, lợi yết hầu, nhuận táo, hoạt trường. Dùng chữa các bệnh nhiệt, phiền khát, điên cuồng, yết hầu sưng đau, ung thũng, tràng nhạc, táo bón. Người tỳ hư tiết tả không dùng được.

Đơn thuốc có huyền sâm

Chữa viêm cổ họng, viêm amiđan (đơn của Diệp Quyết Tuyền).

Huyền sâm 10g, cam thảo 3g, cát cánh 5g, mạch môn đông 8g, thăng ma 3g, nước 600ml. Sắc còn 200ml, chia nhiều lần uống trong ngày hoặc dùng làm thuốc súc miệng.  

Tác dụng chữa bệnh kì diệu của cây đinh hương


Có mùi hương dễ chịu và có nhiều tác dụng với sức khỏe nên đinh hương không những được dùng làm gia vị mà còn được chế biến làm thuốc chữa bệnh.


Loại thảo mộc này là một vị thuốc có hình dáng giống như chiếc đinh và có mùi thơm, vì thế nên nó được dân gian đặt tên là đinh hương. Trong y học Trung Quốc, đinh hương được sử dụng để chữa lành chứng khó tiêu, nôn mửa, sát khuẩn, chống nấm và một số các bệnh khác. Ngoài ra, đinh hương còn được sử dụng để chế biến mỹ phẩm, làm gia vị…

Dưới đây là các tác dụng của loại thảo mộc quý này.

Xóa tan căng thẳng

Tinh dầu đinh hương có tác dụng kì diệu trong việc phá tan sự căng thẳng, mệt mỏi. Mùi thơm từ loại thảo dược này kích thích cơ thể thư thái, hưng phấn, giúp lấy lại sự cân bằng của cuộc sống.

Sử dụng một lượng tinh dầu đinh hương vừa đủ sẽ giúp bạn ngủ ngon, có lợi cho những người có mắc bệnh mất ngủ, trầm cảm…


Thúc đẩy tiêu hóa

Đinh hương thúc đẩy các enzyme trong cơ thể giúp tăng cường chức năng tiêu hóa. Chúng được sử dụng để chữa bệnh đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa.

Uống hỗn hợp bột đinh hương trộn mật ong có hiệu quả trong việc giảm ói mửa đồng thời xoa dịu cơn đau dạ dày.

Đặc biêt, đinh hương hoàn toàn lành tính đối với phụ nữ có thai, chỉ cần xoa một chút dầu đinh hương pha loãng là bạn có thể đánh bay cơn đầy bụng khó chịu.



Đinh hương được sử dụng để chữa lành chứng khó tiêu, nôn mửa, sát khuẩn, chống nấm.



 Chữa lành chứng đau răng


Nhắc đếnđinh hương, chúng ta không thể không nhắc đến công dụng chữa đau răng hiệu quả. Chỉ cần chà một chút tinh dầu đinh hương vào chỗ răng bị viêm nhiễm, đau nhức, sau một vài phút bạn sẽ có cảm giác bị tê, giảm đau, sát khuẩn hiệu quả. Chính vì thế, đinh hương là một thành phần để chế biến ra kem đanh răng, nước xúc miệng, thuốc chữa đau răng, thuốc làm trắng răng…


Ngoài ra, mùi hương của tinh dầu này còn có tác dụng hữu hiệu trong việc loại bỏ mùi hôi răng miệng. Hòa vài giọt tinh dầu đinh hương vào nước và súc miệng hàng ngày sẽ cải thiện dần mùi hôi khó chịu ấy.


Sát khuẩn


Đinh hương có tính sát trùng rất cao. Dầu đinh hương được sử dụng để điều trị các vết thương ngoài da như nhiễm trùng, bầm tím, vết cắt, nấm, ghẻ, vết côn trùng đốt...


Hơn nữa, loại thảo dược này còn được sử dụng để trị mụn trứng cá, dưỡng da… Dầu đinh hươngkhá mạnh, khi sử dụng trên da hãy nhớ pha loãng tinh dầu này.


Giảm ho


Khí hậu thay đổi khiến cơ quan hô hấp của bạn chưa thích nghi kịp thời, điều đó cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ho kéo dài.


Tuy nhiên, bạn hãy ngậm hỗn hợp bột đinh hương trộn với vài hạt muối tinh để dập tắt các cơn ho ấy. Đinh hương có tác dụng loại bỏ đờm và vi khuẩn gây bệnh trong cổ họng vì tính kháng khuẩn rất cao.


Giảm đau xương khớp


Ngâm đinh hương, quế, gừng vào rượu trắng khoảng 7 ngày là bạn đã có một chai dầu xoa bóp chữa trị bệnh đau khớp hữu hiệu. Ngoài ra, bạn cũng có thể giã nhỏ hỗn hợp này rồi sao nóng và chườm lên chỗ đau mỏi, hiệu quả sẽ rõ rệt.